Potassium fertilizer is an extremely important and necessary fertilizer for...
Chemical borax is an industrial chemical that has many applications...
Boric acid 99.9% is a fairly common chemical in life....
Toxic chemicals in industry are always at home without us...
When buying and selling industrial chemicals in bulk, you will...
In today's industrial production, workers are always exposed to hazardous...

WHAT IS ORGANIC FERTILIZER? THE MOST POPULAR COMPOSITION TYPES 2019

Muốn cây trồng phát triển mạnh, đạt năng suất cao, thì phân bón là điều không thể thiếu. Trên thực tế, việc sử dụng các phân bón hóa học tràn lan đang ngày càng làm mất lượng hữu cơ vốn có của đất. Từ đó làm đất sản xuất đã và đang càng trở lên bạc màu, thoái hóa nghiêm trọng. Để giải quyết vấn đề này, việc sử dụng phân bón hữu cơ thay cho phân bón vô cơ đang là giải pháp tối ưu để phục hồi đất.

Trước khi phân vô cơ xuất hiện, người dân chỉ sử dụng các loại phân bón hữu cơ. Vậy phân bón hữu cơ là gì? Công dụng của nó ra sao? Có những loại phân bón hữu cơ nào?? Bài viết sau sẽ cùng bạn giải đáp các thắc mắc này.

>>Phân bón hữu cơ là một trong các loại phân bón phổ biến. Xem thêm Phân bón là gì? để hiểu thêm về loại phân bón này

Phân bón hữu cơ là gì?

Phân bón hữu cơ là loại phân bón có các hợp chất hữu cơ chứa các chất dinh dưỡng đa, trung, vi lượng. Được hình thành từ phân động vật, phân con người, lá hay cành cây, hay các chất hữu cơ khác được thải loại từ các nhà bếp hoặc có thể chế biến từ than bùn.

phan-bon-huu-co

Phân bón hữu cơ là gì??

Khi bón vào đất, phân hữu cơ có khả năng cung cấp thêm các chất hữu cơ bổ dưỡng nhằm mục đích tăng thêm độ màu mỡ cho đất, giúp cải tạo đất, tăng độ phì nhiêu, đất tơi xốp.

Phân hữu cơ có thành phần và tỉ lệ chất dinh dưỡng không ổn định. Những chất dinh dưỡng trong phân hữu cơ cây không sử dụng được ngay mà phải qua quá trình khoáng hóa cây mới sử dụng được. Vì vậy phân hữu cơ là loại phân có hiệu quả chậm

>>Phân bón vô cơ là dòng phân bón có tác dụng nhanh và khá được người dân ưa dùng. Cùng tìm hiểu về phân bón vô cơ ngay nhé

Vai trò của phân bón hữu cơ

Không giống như phân vô cơ, tác động trực tiếp đến năng suất cây trồng, phân hữu cơ tác động trực tiếp vào đất sản xuất. Hữu cơ là chỉ tiêu đánh giá độ phì nhiêu của đất. Nó quyết định kết cấu của đất, độ tơi xốp thoáng khí của đất, quyết định độ thấm nước và giữ nước của đất. Ngoài ra nó còn quyết định hệ đệm của đất, quyết định tới số lượng và khả năng hoạt động của vi sinh vật trong đất.

Phân hữu cơ có vai trò rất quan trọng, tuy nhiên sự hiểu biết và sử dụng phân hữu cơ lại rất khác nhau. Trong đó nông dân trồng lúa gần như không biết, không dùng đến phân hữu cơ. Ngược lại các nhà vườn lại đã biết cách bón lót phân hữu cơ kết hợp bồi tiếp hàng năm để tăng năng suất và chất lượng rau quả.

dat cay trong phan bon

Phân bón hữu cơ và những công dụng tuyệt vời

Không chỉ có tác dụng với đất, phân hữu cơ còn làm tăng hiệu quả của phân vô cơ. Các dinh dưỡng vô cơ tạm thời được giữ lại để cung cấp từ từ cho cây trồng, hạn chế rửa trôi. Từ đấy mà làm giảm số lượng sử dụng phân vô cơ tạo nên nền nông nghiệp bền vững và hiệu quả.

Các tác dụng của phân bón hữu cơ chủ yếu như sau:

– Cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cây trồng

– Giúp cây trồng phát triển bền vững và ổn định

– Tăng chất lượng nông sản

– Tăng hàm lượng dinh dưỡng, cung cấp chất mùn cho đất. Cân bằng vi sinh vật trong đất.

– Hạn chế sự rửa trôi và xói mòn đất

– Cải tạo đất trồng

– Không gây ô nhiễm môi trường

– Bón phân hữu cơ giúp nhà nông tiết kiệm nước tưới

– Hạn chế việc sử dụng phân bón vô cơ

– Giúp chất lượng cây trồng tốt hơn, hương vị ngon, tốt cho con người, vật nuôi.

Các loại phân bón hữu cơ thông dụng nhất 

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại phân bón hữu cơ. Và cũng có rất nhiều các phân loại phân hữu cơ khác nhau, tùy theo tính chất của nó. Tuy nhiên, các phân loại phổ biến nhất là chia thành 2 loại chính:

1. Phân hữu cơ truyền thống

Đây là loại phân bón hữu cơ có nguồn gốc từ phân gia cầm, gia súc, phụ phẩm trong sản xuất nông nghiệp, chế biến nông – lâm – thủy sản, rác thải, phân xanh. Các loại phân này được ủ bằng các kỹ thuật truyền thống, và thường có hiệu lực chậm, thời gian xử lý dài và hàm lượng dinh dưỡng thấp.

a. Phân chuồng

Phân chuồng được chế biến bằng các phương pháp ủ truyền thống, với các nguyên liệu nguồn gốc từ phân, nước tiểu động vật (phân gia cầm, gia súc, phân bắc)

Ưu điểm của loại phân này chính là cung cấp các chất dinh dưỡng đa, trung, và vi lượng cho cây trồng. Đồng thời cung cấp các chất mùn giúp làm tơi xốp đất, cải tạo đất, tăng độ phì nhiêu và giúp bộ rễ phát triển

Tuy nhiên loại phân này có dưỡng chất thấp cần bón với khối lượng lớn, chi phí vận chuyển cao, tốn nhiều nhân công. Đặc biệt khi không chế biến kỹ, phân dễ mang các mầm bệnh cho cây trồng.

b. Phân xanh

Được chế biến từ các cây, lá tươi, được trộn và ủ dưới lòng đất nhằm bón phân cho cây trồng và đất trồng. Phân xanh có công dụng chính là bảo vệ và cải tạo đất, hạn chế xói mòn.

Phân xanh có công dụng khá chậm nên chỉ sử dụng để bón lót. Đặc biệt, khi sử dụng phân xanh cần lưu ý nhỏ. Khi vùi lá cây xuống đất, phân xanh xảy ra quá trình phân hủy chất hữu cơ (phân hủy cây phân xanh) thường phát sinh các chất độc hại với cây trồng như CH4, H2S,…gây ra hiện tượng ngộ độc chất hữu cơ

c. Phân rác

Là loại phân được ủ truyền thống từ các loại rơm rạ, là cây, thân cây từ sản xuất nông nghiệp. Phân rác giúp tăng độ tơi xốp, ổn định kết cấu đất, hạn chế xói mòn và chống hạn cho cây trồng.

Hạn chế của phân rác chính là hàm lượng dinh dưỡng khá thấp, thời gian chế biến lại khá dài.

d. Than bùn

Nhắc đến phân bón hữu cơ truyền thống không thể không nhắc đến than bùn. Đặc điểm của than bùn không bón trực tiếp cho cây trồng, mà phải qua chế biến mới sử dụng được. Đặc biệt, than bùn có ưu điểm trong việc bón cải tạo, tăng độ phì nhiêu cũng như hữu cơ cho đất.

Tuy nhiên nhược điểm lớn nhất của nó chính là hàm lượng dinh dưỡng thấp, chế biến phức tạp. Phải bón với số lượng lớn vừa tốn sức lại vừa tốn chi phí.

2. Phân hữu cơ chế biến công nghiệp

Với ngành kỹ thuật tiên tiến đã tạo ra được phân bón hữu cơ chế biến công nghiệp với chất lượng tốt hơn, đầy đủ dưỡng chất khắc phục các hạn chếcủa phân bón hữu cơ truyền thống. Đây là những loại phân bón hữu cơ được chế biến từ các chất hữu cơ có nguồn gốc khác nhau theo quy trình công nghiệp với khối lượng lớn lên đến hàng ngàn tấn.

a. Phân hữu cơ sinh học

Đây là dòng phân bón được chế biến từ các loại nguyên liệu hữu cơ pha trộn và xử lý bằng cách lên men với sự góp mặt từ một hoặc nhiều loại vi sinh vật có lợi. Nhằm tăng và cân bằng hàm lượng các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng. Phân này có trên 22% thành phần là các chất hữu cơ.

>>Tìm hiểu kỹ hơn về  Phân bón sinh học là gì?  để mang lại hiệu quả tốt nhất cho cây trồng

b. Phân hữu cơ vi sinh

quy-trinh-san-xuat-phan-huu-co-vi-sinh

Quy trình sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh

Nhắc đến dòng phân bón hữu cơ, không thể bỏ qua phân bón hữu cơ vi sinh. Đây là sản phẩm phân bón chế biến theo quy trình công nghiệp  từ nhiều nguồn nguyên liệu hữu cơ khác nhau. Phân được xử lý lên men với từ một hoặc nhiều chủng vi sinh vật có lợi, chứa các bào tử sống. Có thành phần hàm lượng các chất hữu cơ trên 15%.

>>Phân bón hữu cơ vi sinh có rất nhiều tác dụng tuyệt vời. Xem ngay phân hữu cơ vi sinh là gì ngay nhé

c. Phân vi sinh vật

Đây là loại phân bón khá phổ biến trong dòng phân bón hữu cơ.  Phân bón vi sinh là phân trong thành phần có chứa từ một hoặc nhiều loại vi sinh vật hữu ích gồm nhiều nhóm : vi sinh vật phân giải hữu cơ, vi sinh vật cố định đạm, vi sinh vật ký sinh, vi sinh vật đối kháng, vi sinh vật phân hủy xenlulo,…..

>>Phân vi sinh khác phân hữu cơ vi sinh ở điểm nào, xem ngay Phân bón vi sinh là gì? để tìm hiểu về vấn đề này.

d. Phân hữu cơ –  khoáng.

Là  sản phẩm phân bón phân hữu cơ và được phối trộn thêm các nguyên tố khoáng vô cơ gồm N,P,K. Phân bón có chứa ít trên 15% thành phần là các chất hữu cơ, từ 8-18%  tổng số các chất vô cơ (hóa học,  N+P+K).

Vậy lựa chọn sản phẩm phân bón hữu cơ nào là tốt nhất? Tùy thuộc vào giống cây trồng, đất trồng để đưa ra được sự lựa chọn hợp lý. Cần kết hợp đồng thời 2 loại phân bón hữu cơ này sẽ giúp cải tạo đất, tăng độ phì nhiêu đất, nâng cao năng suất cây trồng.

Các phương pháp chế biến phân bón hữu cơ

Hiện nay trên thực tế có rất nhiều cách chế biến phân bón hữu cơ.

–  Phương pháp chế biến thô sơ: Với phương pháp này, bà con có thể hờn toàn tự ủ phân và thực hiện tại nhà. Sản phẩm của phương pháp này thường là phân chuồng, phân rác, phân xanh và than bùn.

– Phương pháp chế biến bằng công nghệ vi sinh: Phương pháp này thường được sử dụng với các nguồn hữu cơ ít vi sinh vật. Nguồn nguyên liệu này có thể là : rác thải đô thị, than bùn và các chất hữu cơ khó phân hủy như vỏ trấu, vỏ hạt cà phê, bôt gỗ, thân vỏ cây… Các chế phẩm được sử dụng phương pháp chế biến này thường được gọi là phân hữu cơ sinh học.

– Phương pháp chế biến than bùn: Đây là phương pháp khá phổ biến gồm hai giai đoạn: giai đoạn hoạt hóa và giai đoạn dưỡng hóa. Phân hữu cơ chế biến  từ than bùn ngoài việc cung cấp chất mùn humat còn có vai trò là chất mang, giúp các chất dinh dưỡng khoáng ít bị rửa trôi, là môi trường thuận lợi cho vi sinh vật tồn tại và phát triển.

Bạn đang tìm mua phân bón hữu cơ chế biến công nghiệp? Bạn băn khoăn không biết lựa chọn công ty nào phù hợp. Hóa Chất VNT sẽ là sự lựa chọn tuyệt vời dành cho bạn. Với nhiều năm kinh nghiệm, chuyên phân phối các loại phân bón, Hóa chất VNT luôn làm hài lòng khách hàng.

>>Xem ngay danh mục  phân bón để sớm nhận được nhiều ưu đãi lớn.

Guest | Enter name
New comment just added. Click to view
0 comment
Sorted by  Latest  Oldest
Updating comments.
Hotline: : 0904616638
Chỉ đường icon zalo Zalo: 0904616638 SMS: 0904616638