Phân bón Kali là loại phân bón vô cùng quan...
Hóa chất borax là loại hóa chất công nghiệp có...
Boric acid 99.9% là một hóa chất khá phổ biến...
Hóa chất độc hại trong công nghiệp luôn thường trực...
Khi mua bán hóa chất công nghiệp với số lượng...
Trong nền sản xuất công nghiệp hiện nay, người lao...
Hỗ trợ khách hàng

PHÂN BÓN HÓA HỌC LÀ GÌ? TỔNG HỢP CÁC LOẠI PHÂN BÓN HÓA HỌC 2019

Trên thực tế để cây trồng đạt năng suất cao, bà con hay sử dụng phân bón hóa học vì những ưu điểm vượt trội của nó. Tuy nhiên, không có mấy ai hiểu hết về loại phân bón này. Vậy phân bón hóa học là gì? Ưu nhược điểm của các loại phân bón hóa học đối với cây trồng. Bài viết sau sẽ giúp bạn tổng hợp các kiến thức về phân hóa học.

>>Phân bón hóa học là loại phân bón sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Để hiểu hơn về phân bón hóa học xem thêm phân bón là gì ngay nhé

Phân bón hóa học là gì?

Phân bón hóa học hay còn gọi là phân bón vô cơ. Phân hóa học là loại phân bón sản xuất từ  hóa chất hoặc từ các khoáng chất của thiên nhiên. Đây là những hợp chất hóa học chứa các nguyên tố dinh dưỡng, được bón cho cây nhằm tăng năng suất cây trồng.

phan-bon-hoa-hoc-1

Phân bón hóa học là gì??

Phân bón vô cơ có chứa các nguyên tố dinh dưỡng cần cho cây trồng như: N, K, P, Ca,Mg, B, Cu, Zn,… Từ các thành phần nguyên tố dinh dưỡng riêng biệt, phân hóa học được chia thành 3 loại cơ bản là phân đạm, phân lân, và phân kali.

>>Sử dụng đúng cách giúp mang lại hiệu quả cao hơn. Xem ngay cách sử dụng phân bón hóa học để phát huy hết tác dụng của nó

Tổng hợp các loại phân bón hóa học

1. Phân đạm

Là một trong những loại phân hóa học khá phổ biến, phân đạm luôn được người dân tin dùng. Phân đạm có tác dụng kích thích quá trình sinh trưởng của cây. Có phân đạm, cây trồng sẽ phát triển nhanh, cho nhiều hạt, củ hoặc quả.

Phân đạm cung cấp Nitơ hóa hợp cho cây trồng dưới dạng ion Nitrat NO3- và ion amoni NH4+. Độ dinh dưỡng của phân đạm được đánh giá bằng hàm lượng % N trong phân.

Một số loại phân đạm thường dùng: phân đạm amoni, phân đạm nitrat và ure.

>>Bạn muốn tìm hiểu thêm về phân đạm, xem ngay phân đạm là gì để hiểu hơn về loại phân này

a. Phân đạm amoni

– Phân đạm amoni là tổng hợp các muối amoni: NH4Cl, NH4NO3, (NH4)2SO4…

– Cách sử dụng: Bón thúc và chia làm nhiều lần.

Chú ý: Phân đạm amoni không thích hợp với đất chua vì phân có chứa nhiều amoni (axit) càng làm tăng độ chua của đất.

b. Phân đạm Nitrat

– Phân đạm Nitrat là tổng hợp các muối nitrat: NaNO3, Ca(NO3)2…

– Cách sử dụng: Bón thúc cho lúa với lượng nhỏ. Bón cho cây trồng công nghiệp: bông, chè, café, mía…

– Phân đạm nitrat tan nhiều trong nước, dễ chảy rửa. Nên khi bón phân cho đất, nó tác dụng nhanh với cây trồng, nhưng cũng dễ bị nước mưa rửa trôi.

c. Urê

phan-ure

Phân bón hóa học – ure

Đây là loại phân đạm được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay. Urê với công thức là (NH2)2CO và có hàm lượng đạm cao nhất 46% N

– Cách sử dụng: Bón đều không bón tập trung cây sẽ bị bội thực N, có thể trộn mùn cưa, đất để bón hoặc phun lên lá.

2. Phân lân

>>Phân lân có vai trò như thế nào đối với cây trồng. Tìm hiểu ngay phân lân là gì ngay nhé

Một loại phân bón vô cơ khá phổ biến không kém gì phân đạm chính là phân lân. Phân lân cung cấp nguyên tố photpho cho cây dưới dạng ion photphat. Dinh dưỡng của phân lân được đánh giá theo tỉ lệ % khối lượng P2O5 tương ứng với lượng P có trong thành phần của nó.

Phân lân rất cần thiết cho cây đặc biệt là ở thời kì sinh trưởng. Phân lân thúc đẩy các quá trình sinh hóa, trao đổi chất và năng lượng của thực vật. Phân lân có tác dụng làm cho cành lá khỏe, hạt chắc, quả hoặc củ to.

Phân lân được chia thành 2 loại là phân lân nung chảy và Supephotphat

a. Phân lân nung chảy

Phân lân nung chảy có thành phần chính lá Ca3(PO4)2

Phân lân nung chảy không tan trong nước, nên cây khó hấp thụ, thích hợp với đất chua và các loại cây ngô đậu.

b. Supephotphat

Supephotphat có thành phần chính là muối tan canxihidrophotphat Ca(H2PO4)2. Bao gồm 2 loại là supephotphat đơn và supephotphat kép.

3. Phân Kali

>>Phân bón Kali có rất nhiều loại. Xem ngay Phân Kali là gì?  để hiểu hơn về loại phân này

Phân kali cung cấp cho cây trồng nguyên tố Kali dưới dạng ion K+. Độ dinh dưỡng của phân Kali được đánh giá theo tỉ lệ % K2O tương ứng với lượng Kali có trong thành phần của nó.

Phân Kali giúp cho cây hấp thu nhiều đạm hơn, cần cho việc tạo ra chất đường, chất bột, chất xơ và chất dầu. Ngoài ra phân Kali còn giúp cây trồng tăng cường sức chống bệnh, chống rét và chịu hạn.

bao-bi-kali-cacbonat

Phân bón Kali – Kali Cacbonat

Khi bón phân Kali nên kết hợp với các loại phân khác. Kali có thể dùng cho bón thúc, phun lên lá vào các thời gian cây ra hoa, làm củ, tạo sợi.

Bón phân kali, có thể bón bổ sung các nguyên tố vi lượng magiê, natri rất hữu ích cho cây trồng. Phân Kali tác dụng tốt với: chè, mía, thuốc lá, dừa, chuối, khoai, bông…

Chú ý: Nên bón phân Kali vừa đủ. Bón thừa Kali có thể gây đến tác động xấu lên rễ, làm cây teo rễ.

4. Một số loại phân bón hóa học khác

Ngoài các loại phân khá phổ biến trên, phân bón hóa học còn có các loại phân khác phù hợp với từng loại nhu cầu của cây trồng.

a. Phân hỗn hợp

Đây là loại phân chứa cả 3 nguyên tố N, K, P hay còn gọi là phân NKP. Phân này được tạo ra nhờ trộn cả 3 loại phân đơn trên. Mức độ các loại phân tùy thuộc vào loại đất sử dụng và loại cây trồng sản xuất.

b. Phân phức hợp

Phân phức hợp là hỗn hợp các chất được tổng hợp trực tiếp bằng tương tác hóa học. Phân phức hợp còn được sản xuất bằng cách hóa hợp (phân hóa hợp). Loại phân này các dinh dưỡng được hóa hợp theo các phản ứng hóa học.

c. Phân vi lượng

Là loại phân chứa một lượng nhỏ các nguyên tố như: bo, kẽm, mangan,…dưới dạng hợp chất. Nên bón phân vi lượng cùng với phân vô cơ hoặ hữu cơ, tùy thuộc vào từng loại cây và từng loại đất.

kem sulphate mono ZnSO4.H2O

Phân bón hóa học vi lượng kẽm ZnSO4.H2O

Phân vi lượng giúp tăng khả năng kích thích sinh trưởng và trao đổi chất, tăng hiệu lực quang hợp,…cho cây. Tuy nhiên, cây trồng chỉ cần 1 lượng nhỏ phân vi lượng, nếu quá liều cây sẽ chết.

>>Tại sao phải bón phân vi lượng. Cùng tìm hiểu qua bài viết Phân vi lượng là gì?  ngay nhé

Phân bón hóa học là loại phân bón khá phổ biến đối với người dân. Việc sử dụng nhiều phân bón hóa học giúp tăng năng suất cây trồng. Tuy nhiên nếu sử dụng quá liều có thể gây ảnh hưởng tới đất sản xuất. Nên biết kết hợp cả 2 loại phân bón hóa học và phân bón hữu cơ để đạt được hiệu quả tốt nhất.

>>Ngoài phân bón hóa học, phân hữu cơ cũng rất được phổ biến. Xem thêm: Phân bón hữu cơ  để tìm hiểu về loại phân này

Bạn cần mua các loại phân bón hóa học, phân bón hữu cơ, hãy xem ngay danh mục phân bón của Cty hóa chất VNT. Hóa chất VNT chuyên phân phối các loại phân bón chính hãng giá thành ưu đãi, uy tín chất lượng hàng đầu.

Liên hệ đặt hàng để nhận được nhiều ưu đãi hấp dẫn ngay nhé!

Khách | Nhập tên
Bình luận mới vừa được thêm vào. Click để xem
0 bình luận
Sắp xếp theo  Mới nhất  Cũ nhất
Đang cập nhật bình luận.
Hotline: : 0904616638
Chỉ đường icon zalo Zalo: 0904616638 SMS: 0904616638