Việc bón phân cho hoa hồng đóng một vai trò...
Cách ủ phân bón từ thức ăn thừa hiện đang...
Sau các đợt mưa lũ, nhiều địa phương thưởng phải...
Phân bón Kali là loại phân bón vô cùng quan...
Hóa chất borax là loại hóa chất công nghiệp có...
Boric acid 99.9% là một hóa chất khá phổ biến...
Hỗ trợ khách hàng

QUY TRÌNH KỸ THUẬT BÓN PHÂN CHO LÚA ĐẠT NĂNG SUẤT CAO

Lúa là giống cây lương thực hàng đầu thế giới. Để đạt được năng suất cao việc bón phân cho lúa là vô cùng cần thiết. Vậy quy trình kỹ thuật bón phân cho lúa như thế nào để được hiệu quả tốt nhất? Công ty VNT giúp bà con giải đáp thắc mắc này.

Bón phân cho lúa

Bón phân cho lúa

Để bón phân cho lúa cần những loại phân bón gì?

Cây lúa cần cả 3 nhóm dinh dưỡng đa lượng, trung lượng và vi lượng, trong đó các chất đa lượng như đạm, lân và kali.

Trong suốt quá trình sinh trưởng, cây lúa cần đạm, đặc biệt là ở giai đoạn cây con, đẻ nhánh và làm đòng. Cây lúa cần nhiều lân ở giai đoạn đầu sinh trưởng (cây con và đẻ nhánh). Đối với kali, cây lúa cần nhiều ở các giai đoạn cây con, làm đòng và trổ.

Các nguyên tố trung và vi lượng tuy cây lúa cần với lượng ít hơn nhưng lại rất cần cho cây lúa sinh trưởng và phát triển, đặc biệt là các chất Si, Ca, Mg, Bo, …

Một số loại phân bón phổ biến dành cho lúa trên thị trường:

+) Phân đạm: phân đạm Amoni, phân đạm nitrat và urê. Đạm urê vì có tỷ lệ đạm cao, lại phù hợp để bón trên loại đất lúa thoái hóa, bạc màu nên rất phổ biến. Phân đạm nitrat thường dùng để bón thúc ở thời kỳ đòng, thích hợp bón trên đất phèn chua, mặn

+) Phân lân: Phân supe lân là loại phân được ưa chuộng tại Việt Nam

+) Phân Kali: Phân KCl luôn được bà con tin dùng.

Lưu ý nhỏ nếu trồng lúa ở khu vực đất chua, có thể vãi vôi, hoặc sử dụng phân Kali Cacbonat để giảm độ chua của đất sau đó bón lượng phân phù hợp

>>Trên thị trường có rất nhiều loại phân bón. Tìm hiểu thêm các loại phân bón phổ biến trên thị trường

Quá trình kỹ thuật bón phân cho lúa theo từng giai đoạn

Bón phân cho lúa được chia thành nhiều giai đoạn. Mỗi giai đoạn bón phân hợp lý phù hợp với cây trồng, giống lúa và đất trồng. Quy trình bón phân cho lúa thường bón lót bằng phân chuồng trong quá trình làm đất và phân lân,  phân đạm, kali bón trước khi cày bừa lần cuối.

Giai đoạn 1: Bón lót

Trước khi bón lót, nên bón thêm phân chuồng khi bừa đất lần cuối. Điều này giúp đất phì nhiêu màu mỡ, rất tốt cho cây trồng.

Trong giai đoạn sinh trưởng đầu, cây lúa sẽ hấp thụ khá nhiều phân lân. Vì thế, phân lân cần phải bón lót toàn bộ hoặc bón lót và bón thúc sớm. Nên bón rải đều trên mặt ruộng trước khi tiến hành gieo cấy. Ngoài ra chúng ta nên bón kèm theo phân đạm và phân kali.

Với giống lúa ngắn ngày, giống lúa đẻ nhánh nhiều, lúa có hiện tượng bị ngộ độc sắt, hay mưa nhiều, ngập nước, thời tiết lạnh, khi bón lót cần bón nhiều phân Kali.

Nếu như cấy lúa bằng mạ già, các giống lúa ngắn ngày, thì cần bón khoảng 1/3 đến 2/3 lượng đạm để bón lót cho cây.

Bón phân cho lúa ở giai đoạn bón lót

Bón phân cho lúa ở giai đoạn bón lót

Giai đoạn 2: Bón thúc cây đẻ nhánh

Đây là giai đoạn bón khi lúa được 2,3 – 3 lá (sau khi cấy khoảng 15 đến 20 ngày) giúp mạ phát triển nhanh, đẻ nhánh sớm.

Trong giai đoạn này chúng ta nên kết hợp phân đạm với phân lân. Đối với đất phèn hoặc đất quá chua, việc bón thúc lân cho lúa là rất cần thiết. Điều này nhằm hạ độ phèn và độc tố trong đất, cung cấp thêm nguồn dinh dưỡng cho lúa. Khi bón cần chú ý nên dùng các dạng lân hạt để tránh bám dính gây cháy lá.

Đây là thời điểm nhu cầu cần phân đạm của cây tăng lên đáng kể. Bón đạm sẽ giúp cây đẻ nhánh nhanh hơn. Ở các trường hợp: cấy giống dài ngày, giống lúa ngắn ngày, đẻ nhánh nhiều, nhiệt độ khi gieo cấy cao cần bón thúc nhiều đạm.

>> Để phân bón phát huy được hết các hiệu quả của nó, bón phân như nào là vô cùng cần thiết. Xem thêm các cách bón phân hợp lý  để đạt được hiệu quả cao.

Bón phân cho lúa ở giai đoạn đẻ nhánh

Bón phân cho lúa ở giai đoạn đẻ nhánh

Giai đoạn 3: Bón thúc cây lúa trổ đòng

Giai đoạn này bón thúc sau khi gieo cấy từ 40 – 45 ngày. Đây chính là khâu quan trọng quyết định đến năng suất cây trồng.

Những giống lúa đẻ ít, nhưng bông to, năng suất dựa vào số hạt trên bông thì cần chú trọng vào đợt bón đón đòng và nuôi hạt để tạo được bông lúa to, nhiều hạt, chắc, đạt năng suất cao nhất. Nếu đã bón đủ phân lót và thúc đẻ nhánh có thể không bón phân đòng.

Nên sử dụng phân bón Kali để thúc đòng nếu như chúng ta gieo cấy với giống lúa đẻ nhánh ít, giống dài ngày, hoặc giống gieo cấy thưa, gieo cấy ở đất phèn, đất kiềm hoặc mưa nhiều.

Bón phân cho lúa ở giai đoạn bón trổ đòng

Bón phân cho lúa ở giai đoạn bón trổ đòng

Giai đoạn 4: Nuôi hạt

Cuối cùng, giai đoạn nuôi hạt là thời điểm mà cây lúa cần được chăm sóc một cách đặc biệt để đảm bảo chất lượng và năng suất hạt tối ưu.

Trong giai đoạn chín hạt, nhu cầu dinh dưỡng của cây lúa tăng lên đáng kể. Cây cần được cung cấp đủ kali K2O để tối ưu hóa quá trình chín. Thông thường, lượng phân bón khuyến nghị là khoảng 15-20 kg cho mỗi hecta. Để đạt hiệu quả tốt nhất, phân kali có thể được bón dạng phân kali sulfat hoặc phân kali clorua.

Các loại phân bón cụ thể cho giai đoạn chín hạt:

  • Phân kali: Là thành phần chủ yếu giúp tăng cường chất lượng hạt, được khuyến nghị bón theo dạng phân kali sulfat hoặc clorua.
  • Phân vi lượng: Ngoài kali, bổ sung canxi và magie để giúp hạt chắc khỏe, giảm tỷ lệ lép do cây không được cung cấp đủ dinh dưỡng.

Việc canh tác hợp lý bằng cách bón phân vào thời điểm thích hợp và theo đúng tiêu chuẩn sẽ mang lại lợi ích tối đa cho năng suất cây trồng.

Bón phân cho lúa trong giai đoạn nuôi hạt

Bón phân cho lúa trong giai đoạn nuôi hạt

Một số lưu ý khi bón phân cho lúa

– Các công thức trên chỉ mang tính chất tham khảo, dựa trên nhu cầu cần thiết của cây trồng. Khi bón phân cần dựa theo tình trạng đất, giống cây trồng, lượng phân bón để bón phân hợp lý. Không nên để ra tình trạng thiếu thừa dưỡng chất.

– Để phát huy hiệu quả của phân bón nên kết hợp nhiều biện pháp tổng hợp. Nhất là biện pháp làm đất hợp lý, đảm bảo độ tơi xốp, bồi dưỡng chất hữu cơ cho đất hợp lý.

– Nên bổ sung thêm lượng trung và vi lượng cho cây trồng. Phối hợp thêm phân hữu cơ vi sinh, làm tăng màu mỡ đất, giúp tăng năng suất cây trồng.

Bài viết trên chia sẻ một vài quy trình kĩ thuật bón phân cho lúa hợp lý. Với những chia sẻ đó, mong bà con có được mùa màng bội thu.

VNT luôn đồng hành cùng bà con qua các vụ mùa. Tại VNT chuyên phân phối các loại phân bón chính hãng với giá cực ưu đãi hấp dẫn.

Liên hệ để được tư vấn nhiệt tình và nhận được những ưu đãi hấp dẫn.

Khách | Nhập tên
Bình luận mới vừa được thêm vào. Click để xem
0 bình luận
Sắp xếp theo  Mới nhất  Cũ nhất
Đang cập nhật bình luận.
Hotline: : 0904616638
Chỉ đường icon zalo Zalo: 0904616638 SMS: 0904616638