[Tổng hợp] Một số biện pháp chăm sóc cây trồng bị ngập lụt sau mưa bão

Sau các đợt mưa lũ, nhiều địa phương thưởng phải chịu cảnh ngập lụt, nhiều diện tích lúa và hoa màu chìm trong biển nước. Đối với cây trồng, việc úng nước nhiều ngày gây ảnh hưởng lớn đến sản lượng mùa vụ, thậm chí là chết cây. Vậy đâu là biện pháp chăm sóc cây trồng bị ngập lụt phù hợp? Hãy cùng Công ty VNT theo dõi tiếp trong bài viết dưới đây.

Cách nhận biết cây trồng bị ngập úng

Cây khi bị ngập úng thường có thể được phát hiện thông qua những dấu hiệu trên lá, thân và rễ. Thông thường, triệu chứng đầu tiên thường xuất hiện trên lá, bao gồm vàng hoặc hiện tượng thối rữa giữa các gân lá. Có thể xuất hiện những vùng sẫm màu dọc theo gân và các vùng bên trong chuyển sang màu nâu. Những biểu hiện này tương đối giống với tình trạng thiếu nước, héo úa.

Rễ cây có màu xanh đen, kèm theo mùi chua, thối rữa là những biểu hiện điển hình của cây bị ngập úng. Rễ cây có thể thối một phần hoặc hoàn toàn, vỏ rễ dễ bị bong ra. 

Những cây thân thảo có thể không nảy mầm vào mùa xuân, hoặc chồi có thể ra rồi chết. Cây còi cọc, không phát triển. Chồi non dễ chết và bong ra khỏi cây, một số cây có hiện tượng phù rễ.

Điều này là do úng nước làm cho cây bị căng thẳng về nước, rễ thiếu oxy và không thể hấp thụ bất kỳ nước hoặc chất dinh dưỡng để vận chuyển nuôi cây.

Cách nhận biết cây trồng bị ngập úng

Cách nhận biết cây trồng bị ngập úng

Biện pháp phòng ngừa cây trồng trước mùa mưa bão

Khi có những thông tin chuẩn bị có mưa lớn tại địa phương, cần có những biện pháp chủ động để phòng ngừa ngập lụt cho cây trồng. Một số biện pháp có thể áp dụng như sau:

  • Thiết kế hệ thống thoát nước: Khi có thông tin mưa bão, cần đào hệ thống mương máng, cống thoát nước của vườn cây, đảm bảo mương nước có thể chảy thông suốt, không có vật thể chặn dòng nước (lá cây, cỏ dại,...). Việc này giúp cho nước trong vườn cây có thể thoát nhanh chóng, giảm thiểu nguy cơ ngập lụt cũng như giảm thời gian ngập lụt.
  • Cắt tỉa những cành vô hiệu và chồi vượt, hạn chế tiêu hao chất dinh dưỡng, tránh lay động gốc  rễ khi gặp gió to, tránh gây áp lực cho rễ.
  • Bón phân thích hợp cho cây: Việc bổ sung chất dinh dưỡng cho cây là điều cần thiết sau khi cây bị ngập úng. đặc biệt là kali và silic, giúp cây chắc khỏe và có đề kháng tốt hơn. Không bón phân đạm giai đoạn này, vì phân đạm kích thích cây ra chồi non, sẽ làm kiệt cây.
  • Không sử dụng phân hữu cơ chưa hoai: phân hữu cơ chưa hoai còn chứa nhiều vi sinh vật hoạt động mạnh. Khi bón phân này, các vi sinh vật sẽ tranh oxy với rễ, rễ không thể cung cấp đủ oxy nuôi cây.

Biện pháp phòng ngừa cây trồng trước mùa mưa bão

Biện pháp phòng ngừa cây trồng trước mùa mưa bão

Xem thêm

Phân bón DAP là gì? 6 Lợi Ích Khi Sử Dụng Phân DAP Cho Cây Trồng

TÁC DỤNG CỦA TRO BẾP ĐỐI VỚI CÂY TRỒNG – HÓA CHẤT VNT

Biện pháp chăm sóc cây trồng bị ngập lụt kéo dài trên 2 ngày

Hầu hết những lần nước ngập sẽ kéo dài trong 3 - 4 ngày, thậm chí cả tuần. Trong thời gian cây bị ngập cũng cần có biện pháp chăm sóc cây trồng bị ngập lụt xử lý, tăng tỷ lệ sống sót của cây:

  • Bỏ bớt hoặc bỏ toàn bộ quả trên cây: Để nuôi quả cây sẽ mất rất nhiều chất dinh dưỡng. Do đó, khi lá vẫn còn xanh, người dân có thể cắt bớt một vài trái trên cây, hoặc cắt bỏ toàn bộ trái, giảm bớt gánh nặng và tập trung dinh dưỡng nuôi cây.
  • Sử dụng hỗn hợp EM lên men: Hỗn hợp EM bao gồm những sinh vật hữu ích. Phun hỗn hợp EM lên lá cây ít nhất 3 ngày/lần để kéo dài tuổi thọ cho cây cho đến khi nước rút. Có thể sử dụng nước ép rau muống lên men thay thế.

Biện pháp xử lý sau khi nước đã rút

Khi nước rút, cần nhanh chóng thực hiện những biện pháp xử lý để giúp cây phục hồi:

  • Hạn chế giẫm đạp lên đất: Đất khi nước rút rất yếu và chứa nhiều nước, nên khi chịu áp lực, đất sẽ bị nén lại, gây áp lực lên rễ và làm cây bị ngạt khí.
  • Khơi thông dòng chảy, tát nước, giúp nước có thể nhanh chóng ra khỏi vườn cây, không để lại nước đọng.
  • Khi đất khô, cần dùng cào cào nhẹ vào mặt đất để phá váng, giúp không khí có thể đi xuống và dễ dàng cung cấp oxy cho rễ hô hấp.

Ngoài ra, mỗi loại cây khác nhau cũng có những biện pháp xử lý riêng để tăng khả năng cứu sống cây..

Đối với cây lúa

Cần khơi thông dòng chảy, tát nước ra khỏi ruộng. Đối với diện tích lúa đã chín, cần khẩn trương thu hoạch, tránh để bông lúa tiếp xúc với nước làm cho bông lúa nảy mầm.

Đối với diện tích lúa chắc xanh đỏ đuôi: nếu lúa bị đổ, cần nhanh chóng dẫn nước ra khỏi ruộng, nếu có thể thì dựng lại những cây lúa bị đổ.

Đối với những diện tích lúa đang trong quá trình trổ bông - phơi màu cần tăng cường kiểm tra mùa vụ, phát hiện sớm những sâu bệnh gây hại như rầy, bệnh bạc lá, đốm lá,... để có những biện pháp xử lý kịp thời

Chăm sóc cây lúa bị ngập lụt

Chăm sóc cây lúa bị ngập lụt

Đối với cây rau màu các loại

Càn khẩn trương thu hoạch sản phẩm ở những ruộng đã đến hoặc gần đến thời gian thu hoạch, hoặc tận thu ở nhũng ruộng bị thiệt hại nặng.

Chủ động tháo nước, khơi thông dòng chảy để nước thoát khỏi ruộng, tránh để nước ngập lâu trong ruộng làm thối cây.

Đối với những cây nhỏ vẫn có khả năng phục hồi, bà con cần phun thuốc phòng chống sâu bệnh và nấm hại. Đối với những diện tích ruộng không còn khả năng thu hoạch, bà con cần nhanh chóng vệ sinh đồng ruộng, chuẩn bị lại đất để gieo trồng lại.

Đối với cây ăn quả lâu năm

Khẩn trương tạo rãnh thoát nước, xới, phá váng quanh gốc cây để tạo sự thông thoáng cho rễ cây. Sau một thời gian thì bón phân để phục hồi cây.

Đối với cây ăn quả lâu năm bị ngập lụt

Đối với cây ăn quả lâu năm bị ngập lụt

Đối với vùng chăn nuôi

Khu vực chăn nuôi có vị trí thấp cần áp dụng các biện pháp phòng ngừa, di dời đàn gia suc, gia cầm cũng như cơ sở hạ tầng chăn nuôi nếu có thể. Cần liên tục quan sát sức khỏe đàn vật nuôi để có phương pháp chăm sóc sức khỏe. Khi di dời đàn vật nuôi cần di dời đến những nơi không bị ngập úng, đảm bảo an toàn tính mạng cho con người và đàn vật nuôi.

Sau khi nước rút, cần vệ sinh chuồng trại, thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh cho vật nuôi, nhất là các bệnh truyền nhiễm như tiêu chảy, dịch tả lơn, thương hàn,...Phun thuốc sát trùng diệt mầm bệnh. Đối với vật nuôi chết, phương pháp hiệu quả nhất là đốt xác, sau đó phun thuốc sát trùng diệt mầm bệnh. Nếu đem chôn thì cần rải vôi bột và làm theo hướng dẫn của cán bộ thú y.

Ngập lụt vùng chăn nuôi

Ngập lụt vùng chăn nuôi

Đối với thủy sản

Mưa lũ ảnh hưởng rất nhiều đối với môi trường ao nuôi. Trước mùa mưa lũ, cần kiểm tra, gia cố bờ ao, cống thoát nước, đê bao xung quanh ao nuôi đảm bảo chúng có thể chịu được áp lực nước dâng cao.

Trước mùa mưa, bà con cần làm sạch ao nuôi, loại bỏ bùn cặn, xác động thối rữa, loại bỏ lá cây, rác thải trên đường dẫn nước. Thường xuyên kiểm tra độ pH và độ kiềm để đảm bảo môi trường sống an toàn cho thuỷ sản. Khi có mưa lớn, nước mưa sẽ làm loãng ao nước, ảnh hưởng đến độ mặn và pH trong ao nuôi. Do đó cần thường xuyên kiểm tra và có những biện pháp xử lý nước trong ao.

Ngoài ra, khi thời gian mưa kéo dài, bà con nên tính tới biện pháp di dời đàn thuỷ sản tới những vùng ở tạm an toàn hơn.

Đối với thuỷ sản bị ngập lụt

Đối với thuỷ sản bị ngập lụt

Chủ động phòng, chống các loại bệnh hại

Mưa liên tục, độ ẩm cao là môi trường thuận lợi cho sâu bệnh phát triển, nhất là những bệnh do nấm gây nên như bệnh thán thư, thối rễ, nứt và thối trái. Bệnh sẽ chủ yếu phát sinh ở những cành non, do đó việc bón phân thúc là một giải pháp hiệu quả để phòng bệnh. Đồng thời cần phải cắt tỉa những cành già, những bộ phận bị bệnh để tránh bệnh lây lan. 

Nếu có thể, nên tưới hoặc phun cây một lượt, tránh để nước mưa tồn đọng trên lá, vừa có tác dụng loại bỏ môi trường sống của nấm, vừa làm cho bào tử nấm bám vào cành lá rơi xuống.

Để bảo vệ rễ, cần rải vôi bột hoặc quét vôi vùng thân gốc khoảng 0.5 - 2m từ mặt đất. Theo dõi thường xuyên vườn cây, đặc biệt là những các cây bị gió làm đổ, long gốc rất dễ bị nấm. Có thể dùng các loại thuốc nấm như Ridomil, Aliette,... tưới gốc 2 - 3 lần cách nhau 20 - 25 ngày, nồng độ theo hướng dẫn nhà sản xuất. Chỉ khi cây phát triển ổn định trở lại thì mới tiến hành bón phân cho vườn cây.

Chủ động phòng, chống các loại bệnh hại sau bão lũ

Chủ động phòng, chống các loại bệnh hại sau bão lũ

Trên đây là những biện pháp chăm sóc cây trồng bị ngập lụt mà công ty VNT tổng hợp được. Hy vọng bài viết giúp bà con xử lý phù hợp cây trồng sau mùa bão lũ. Ngoài ra bạn đang tìm mua các loại phân bón cho cây trồng, hãy liên hệ Công ty VNT qua hotline: 0904616638 để nhận được ưu đãi hấp dẫn.

Khách | Nhập tên
Bình luận mới vừa được thêm vào. Click để xem
0 bình luận
Sắp xếp theo  Mới nhất  Cũ nhất
Đang cập nhật bình luận.
Hotline: : 0904616638
Chỉ đường icon zalo Zalo: 0904616638 SMS: 0904616638