Phân bón Kali là loại phân bón vô cùng quan...
Hóa chất borax là loại hóa chất công nghiệp có...
Boric acid 99.9% là một hóa chất khá phổ biến...
Hóa chất độc hại trong công nghiệp luôn thường trực...
Khi mua bán hóa chất công nghiệp với số lượng...
Trong nền sản xuất công nghiệp hiện nay, người lao...
Hỗ trợ khách hàng

BÓN PHÂN KALI NHƯ THẾ NÀO LÀ HỢP LÝ??

Phân kali phần lớn là các muối kali (KCL, K2SO4, KNO3) dùng làm phân bón cho cây trồng. Vậy bón phân Kali như nào là đúng cách?? Hóa chất VNT chúng tôi giúp bạn giải đáp thắc mắc này.

Phân Kali rất quan trọng đối với cây trồng. Trong cây kali tồn tại chủ yếu ở trong dịch tế bào (hơn 80%), một phần nhỏ nữa được các chất keo của tế bào hấp thu, còn khoảng dưới 1% bị giữ lại trong chất nguyên sinh ở tế bào.

Đặc điểm của phân Kali

– Là phân tan nhanh, dễ gây cháy lá, héo rễ non và long hút của cây khi tiếp xúc trực tiếp

– Dễ bay hơi và bị rửa trôi, tồn tại lâu trong nước ruộng sẽ gây ra độc tố

– Đất nặng – đất sét, đất thịt nặng và đất thịt trung bình giàu kali

– Đất bạc màu, đất xám đất thịt nhẹ mới nghèo kali không đủ cung cấp cho cây

– Các loại cây cần nhiêu kali nhất là cây lấy Củ (khoai, sắn), cây lấy đường (mía), cây lấy sợi (bông, đay gai, dứa sợi, dâu tằm), cây ăn qủa (dừa, chuối).

>> Phân Kali là gì?? Đặc điểm vai trò của Phân Kali. Xem ngay Phân bón Kali là gì?? 11 Loại phân bón Kali tốt nhất cho cây trồng

Hướng dẫn bón phân Kali đúng cách

Để bón phân ta cần phụ thuộc vào các yếu tố: giống, thời kỳ sinh trưởng, cấu trúc đất, cường độ canh tác, lượng K, đặc tính hút K/ ngày của cây trồng:

Đối với đất trồng:

–  Đất ít chua hay không chua, nhiều Ca2+, Mg2+.  Khi bón phân kali vào thì ion K+ sẽ  đẩy Ca2+, Mg2+ ra khỏi keo đất. Do đó bón lâu ngày, nhất là khi bón lượng nhiều thì dễ làm cho đất bị chua hóa. Vậy nên phải bón vôi khử chua, bổ sung Ca2+, Mg2+ cho đất.

– Loại đất chua: cần bón vôi khử chua trước khi bón Kali

– Đất thịt nhẹ, đất cát pha, đất phù sa, đất đỏ vàng: cần bón đủ hoặc cao hơn nhu cầu K mà cây trồng cần

–  Đất cày vùi rơm rạ, bón nhiều phân chuồng hoặc đất tỷ lệ sét cao, đất mặn, đất lầy, đất than bùn, đất mùn trên núi cao: thì nhu cầu K ít

– Đất có tỷ lệ sét cao hoặc đất để ải cách vụ thì cần ít Kali

– Đối với đất trung tính nên kịp thời bón thêm vôi khi bón Kali

– Nếu 2 vụ gieo trồng kề liền nhau, đất không .được nghỉ nên chú ý bón lót và bón thúc vào trước lúc ra hoa. Nếu đất được nghỉ lâu chi cần chú ý bón thúc theo kỳ sau

Đối với cây trồng

Năng suất càng cao thì nhu cầu cây cần Kali càng nhiều

+ Nhóm 1: Rất mẫn cảm với Clo (Cl) như thuốc lá, cây lấy tinh dầu, cam, quýt, nho…bón phân Kali không có Clo.

+ Nhóm 2: Mẫn cảm với Clo như cây họ đậu, khoai tây thích hợp với nồng độ Kali cao

+ Nhóm 3: Cây lấy sợi: bông, đay, lanh, dưa chuột…có thể bón lượng Kali cao

+ Nhóm 4: Cây lấy hạt và đồng cỏ: thích hợp với phân Kali (40% K2O)- nồng độ Kali ở mức trung bình

+ Nhóm 5: Thích hợp nhất với phân kali có chứa một ít natri: củ cải đường, của cải, cây lấy củ làm thức ăn cho gia súc thuộc họa hòa thảo.

Thời kỳ sinh trưởng

Nhu cầu Kali cần trong suốt mùa vụ nhưng tăng cao vào thời kỳ tăng trưởng và ra hoa, kết quả.

Các yếu tố khác

– Kali có mối quan hệ mật thiết với đạm nên khi bón tăng đạm thì cần bón tăng Kali

– Muốn tăng hiệu quả khi sử dụng Kali thì cần tăng các vi chất P, S, Zn.

phan-kali

Bón phân kali đúng cách

Bón phân Kali và các lưu ý 

– Bón Kali chia ra làm nhiều lần để hạn chế bị rửa trôi. Bón trong suốt mùa vụ: không nên tập trung bón 1 lần vào lúc mới gieo trồng hoặc chỉ bón vào giai đoạn tăng trưởng, ra hoa, kết quả

– Phân Kali có thể dùng để bón lót bằng cách trộn và đất. Không nên bón phân phơi lên mặt ruộng, vườn.

– Bón Kali nên kết hợp với các loại phân bón khác

– Khi bón tránh thời điểm lá còn ướt làm phân dính vào lá. Một số trường hợp lại có thể bón thúc bằng cách phun dung dịch lên lá vào các thời gian cây kết hoa, làm củ, tạo sợi, nhưng cần chú ý về nồng độ và không tiến hành vào những thời điểm khô, nóng

– Dùng phân K để bón lót hoặc bón thúc, đặc biệt cần thiết cho đất vụ trước trồng cây lấy củ

Trường hợp không có phân kali thì khắc phục bằng cách bón bằng tro bếp để thay thế phân kali, vì tro bếp hàm lượng kali khá cao, kết hợp  bón vôi, tăng lượng tro bếp bón lên nhiều lần.

Bài viết giúp bà con lựa chọn được loại phân Kali thích hợp, đồng thời cách bón phân chính xác. Trên thị trường, phân giả đang được bán một cách tràn lan. Bà con lên tìm một công ty uy tín để mua được phân chất lượng uy tín.

Hóa chất VNT chúng tôi là đầu mối phân phối phân bón hóa chất hàng đầu Việt Nam. Cam kết sản phẩm chất lượng uy tín. Là địa chỉ tin cậy với nhà nông, chúng tôi luôn làm hài lòng nhu cầu của khách hàng.

Liên hệ để được chúng tôi tư vấn sớm nhất và nhận được nhiều ưu đãi của công ty.

Khách | Nhập tên
Bình luận mới vừa được thêm vào. Click để xem
0 bình luận
Sắp xếp theo  Mới nhất  Cũ nhất
Đang cập nhật bình luận.
Hotline: : 0904616638
Chỉ đường icon zalo Zalo: 0904616638 SMS: 0904616638